Tham khảo Lục nhập

  1. "Sense base" được dùng trong ví dụ bởi Bodhi (2000b) và Soma (1999). "Sense-media" được dùng bởi Thanissaro (cụ thể, cf. Thanissaro, 1998c). "Sense sphere" được dùng làm ví dụ bởi VRI (1996) và được đề xuất bởi Rhys Davids & Stede (1921–5), trang 105, cái mà định nghĩa thứ 3 cho Āyatana là:phạm vi của nhận thức hoặc giác quan nói chung, đối tượng của suy nghĩ, vị trí của giác quan & đối tượng; liên quan nhau, thứ tự. – [Aung & Rhys Davids (1910),] trang 183 nói rõ: 'āyatana không thể được biểu diễn bằng một từ trong tiếng Anh để bao hàm cả cơ quan của giác quan (ý được đánh giá là giác quan thứ 6) và đối tượng của giác quan'. - Những cái āyatanāni vậy nên được chia làm hai nhóm, nội (ajjhattikāni) và ngoại (bāhirāni)...
  2. Pine 2004, trang 102
  3. Pine 2004, trang 103
  4. Từ Pali này được dịch "các đối tượng nhìn thấy được" là rūpa. Theo cách quan niệm của đạo Phật về Lục nhập, rūpa chỉ cho các đối tượng khả kiến (hoặc là các đối tượng nhận biết được bằng mắt thông qua ánh sáng). Không nên nhầm lẫn giữa việc sử dụng từ rūpa theo cách quan niệm của Phật giáo về ngũ uẩn cái mà trong đó rūpa chỉ cho tất cả các loại vật chất, cả thế giới lẫn cơ thể. Vậy nên khi so sánh 2 cách dùng đó của từ rūpa, sắc uẩn (rūpakkhandha) bao hàm sắc trong lục nhập (rūpāyatana) cũng như những trần khác của vật chất (âm thanh, hương, vị và xúc).
  5. 1 2 Từ Pali được dịch là "ý" ở đây là mano. Các bản dịch phổ biến khác bao gồm "trí tuệ" (cụ thể, Thanissaro, 2001a) và "sự nhận thức" (cụ thể, Soma, 1999). Trong kinh Suttapitaka, mano không nhất thiết chỉ cho tất cả quá trình của tâm trí. Một số kinh khác đã đề cập phần còn lại của quá trình của tâm trí bao gồm "thức" (viññāṇa) và "tâm" (citta).Tuy nhiên, trong luận tạng và các bản luận sau, những thuật ngữ trên được dùng đồng nghĩa.
  6. Từ Pali dhammā được dịch ở đây là Pháp và được hiểu là "đối tượng của ý". Những bản dịch thường thấy khác bao gồm "những hiện tượng của ý" (cụ thể, Bodhi, 2000b, pp. 1135ff.), "những dòng suy nghĩ", "những ý tưởng" (cụ thể, Thanissaro, 2001a) và "lượng chứa đựng của ý" (VRI, 1996, trang 39), trong khi một số dịch giả khác để nguyên từ dhammā, bởi vì những hàm ý rất phức tạp của văn học Pali.
  7. Hamilton (2001), trang 53, viết: "... sáu giác quan, bao gồm một cái liên quan đến hoạt động của tâm trí mà không thuộc về giác quan, được chấp nhận trong đạo Phật và các trường phái tư tưởng khác tại Ấn Độ..."
  8. Xem Pine 2004, trang 101. Red Pine cho rằng cách tổ chức này có lẽ hình thành trước cả Phật giáo, bởi vì nó có đến 10 phần tử bên ngoài (tai, âm thanh, mũi, hương, lưỡi, vị, thân, xúc chạm) liên quan đến năm thủ uẩn duy nhất bên ngoài, và chỉ có 2 phần tử bên trong (tâm và ý) liên quan đến bốn thủ uẩn bên trong.
  9. Xem ví dụ của Bodhi (2000a), trang 288.
  10. Bodhi (2005b), bắt đầu từ thời điểm 50:00. Bodhi (2005b) trích dẫn, ví dụ như kinh Trung bộ - số 149, chỗ mà Đức Phật hướng dẫn:"Này các Tỷ-kheo, không biết, không thấy như chơn mắt; không biết, không thấy như chơn các sắc; không biết, không thấy như chơn nhãn thức; không biết, không thấy như chơn nhãn xúc; do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; không biết, không thấy như chơn cảm thọ ấy, vị ấy ái trước đối với mắt, ái trước đối với các sắc, ái trước đối với nhãn thức, ái trước đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy ái trước đối với cảm thọ ấy.Khi vị ấy trú, quán sát vị ngọt, bị ái trước, hệ lụy và tham đắm, nên năm thủ uẩn đi đến tích trữ trong tương lai. Và ái của vị ấy đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm sự hoan lạc chỗ này, chỗ kia; ái ấy được tăng trưởng; những thân ưu não tăng trưởng; những tâm ưu não tăng trưởng; những thân nhiệt não tăng trưởng; những tâm khổ não tăng trưởng. Vị ấy cảm thọ thân khổ và tâm khổ." (Thanissaro, 1998c).
  11. Giản đồ này được dựa trên những bình luận của tỳ kheo Bodhi trong tuần lễ pháp (Bodhi, 2005, bắt đầu vào thời gian 50:00). Tất nhiên rằng, sự trích dẫn từ Tứ Diệu Đế trong ngữ cảnh này là có phần dư thừa như thể toàn bộ quá trình vô tận của 12 nhân duyên là một dạng của khổ đế. Thêm vào đó 2 nguyên nhân cuối là Sinh và Già & Chết được xác định cụ thể như là những thành phần của khổ đế(xem thêm tại Dhammacakkappavattana Sutta). Tuy nhiên, công thức của Bodhi ở đây cung cấp một sự cô động, xúc tích cả về khái niệm lẫn hình ảnh.
  12. Các bài kinh liên hệ nhiều nhất đến lục nhập nằm trong Tương ưng bộ, chương 35, với tiêu đề "Cuốn sách về Sáu nội-ngoại xứ" (Saḷāyatana-vagga). Điển hình như, trong kinh Tương ưng bộ mà ngài Bodhi dịch (2000b), chỉ riêng chương này có đến 248 bài kinh. Trong cuốn sách của ngài Rhys Davids & ngài Stede (1921-25), mục từ của từ "Āyatana" (tr. 105) cũng đề cập về những bài kinh khác của mỗi bộ kinh tiếng Pali.
  13. Ñāṇamoli & Bodhi (2001), tr. 1129–36; và, Thanissaro (1998a).
  14. Bodhi (2000b), tr. 1140; và, Thanissaro (2001b). Dựa theo ngài Bodhi (2000b), tr. 1399, n. 7, tài liệu thảo luận trong tiếng Pali cho bài kinh Tất cả (Sabba Sutta) nói rằng: "... Nếu một người không để ý đến sáu nội ngoại xứ, thì người đó không thể chỉ ra bất cứ hiện tượng nào một cách đúng đắn." Bên cạnh đó, Rhys Davids & Stede (1921–25), tr. 680, mục từ "Sabba" - nơi mà sabbaŋ được định nghĩa là "(toàn bộ) thế giới kinh nghiệm của giác quan."
  15. Bodhi (2000b), tr. 1140; và Thanissaro (2001a).
  16. Điển hình như, Tương ưng bộ (SN) 35.25 đến 35.29, bao gồm bài kinh nổi tiếng "bài giảng về lửa" (SN 35.28).
  17. Bodhi (2000b), tr. 1122.
  18. Để ý rằng 12 nhân duyên và Sáu cái sáu mô tả về mối quan hệ giữa lục nhập và thức theo những cách khác nhau. Nói một cách liên hệ rằng có những bài kinh trong tạng kinh mà chúng đặt ra những mô hình hỗn hợp tiên phong cho những yếu tố sinh lý tâm thần học khác nhau (various psychophysical factors), điển hình như là được diễn tả trong "Bài kinh về thế giới" (Loka Sutta, SN 12.44) (Thanissaro, 1998b; và, Bodhi, 2005a, tr. 358–59) nơi mà sáu "cái sáu" được đề cập trước đó (từ con mắt và sắc cho tới ái) ảnh hưởng tới 4 cái "nguyên nhân" cuối cùng (thủ, hữu, sự sinh, sự già và cái chết) và sự đau khổ. Lời đề cập về điều này và những bản kinh tương tự khác, Bodhi (2005a) ghi chú rằng:"Những sự khác biệt khiến nó dễ hiểu rằng kết quả của những nhân tố không nên được xem là quá trình nhân quả tuyến tính, trong đó mỗi nhân tố trước dẫn đến sự xuất hiện các nhân tố sau bằng việc áp dụng quy luật nhân quả hiệu quả. Cách xa với tính chất tuyến tính, mối quan hệ giữa các nhân tố thì luôn luôn phức tạp, bao gồm một vài bộ phận có điều kiện đan xen vào nhau."(Bodhi, 2005a, tr. 316.)
  19. Trong ngữ cảnh của bài kinh 35.197 Tương ưng bộ (SN), thuật ngữ "trống" có thể đơn giản là "bị động". Nó có thể được dùng với ý nghĩa vô ngã trong Phật giáo, như trong từ anatta (xem). Thật ra, trong Tương ưng bộ (SN) 35.85, Đức Phật sử dụng ý niệm về tính không (suññata) cho tất cả các nội và ngoại xứ (Bodhi, 2000b, tr. 1163–64; và Thanissaro, 1997c).
  20. Bodhi (2000b), tr. 1237–1239 (nơi mà bản kinh này được xác định là SN 35.238); Buddhaghosa (1999), tr. 490 (nơi mà bản kinh này được xác định là S.iv,175); và, Thanissaro (2004). Tương tự như vậy, trong bài kinh cuối cùng Salayatana-samyutta của Tương ưng bộ, có tựa đề "Bó lúa mạch" (trong Bodhi, 2000b, xác định là SN 35.248 và Thanissaro, 1998d, là SN 35.207), Đức Phật mô tả các căn "bị tạo ấn tượng" hay "bị đánh bại" bởi các trần "đáng ưu thích và không đáng ưa thích" (Bodhi, 2000b, tr. 1257–59; Thanissaro, 1998d).
  21. Bodhi (2000b), tr. 1230–1231 (nơi mà bài kinh này được xác định là SN 35.232); và Thanissaro (1997b).
  22. Thanissaro, 1993. Đối với những nguồn kham thảo khác cho lục nhập như trong bài kinh "tất cả", xem Thanissaro (2001b) và Thanissaro (2001a). Các nội-ngoại xứ là "tất cả" đến mức là tất cả những gì mà chúng ta biết về thế giới là được nhận biết thông qua sáu nội-ngoại xứ.
  23. Bodhi (2000b), tr. 1148.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lục nhập http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.148.... http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.149.... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.010... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.148... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.149... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/s... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/s... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/s... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/s... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/s...